Đảo Bali Indonesia nằm trong vương quốc ngàn đảo hơn 19000 hòn đảo lớn nhỏ tại Indonesia nằm trong vùng biển Ấn Độ Dương và miền khí hậu nhiệt đới. Trung tâm Bali là thành phố Denpasar
Giới thiệu đảo Bali Indonesia
Bali và xung quanh có 4 hòn đảo lớn: Lớn nhất là đảo Bali ( 5780km2), sau đó là đảo Nusa Lembongan, Nusa Ceningan và Nusa Penida. Dân số Bali hiện ước chừng trên dưới 5 triệu người. (Nusa có nghĩa là đảo)
Đối với Indonesia, Bali thuộc nhóm đảo nhỏ phía Tây, và chỉ cách đảo Java với thủ phủ Jakarta 2,5km đường biển. Trục Nam-Bắc của Bali dài 95km và trục Đông-Tây là 145Km. Với khoảng cách ngắn và rất nhiều thắng cảnh về tự nhiên và văn hóa, Bali cực kỳ thích hợp là một điểm đến du lịch không nên bỏ qua.
Có 3/4 diện tích đảo Bali được bao trùm bởi các ngọn núi có nguồn gốc từ núi lửa. Núi lửa Gunung Agung (“Núi Lớn”) là ngọn núi cao nhất trên đảo với độ cao 3.142 mét và là ngọn núi thiêng liêng nhất, nơi các vị thần ngự trị tại Bali. Đợt phun trào lớn nhất áp chót vào năm 1963 đã cướp đi sinh mạng của 2000 người và tàn phá nhiều làng mạc và đồng ruộng. Năm 2018, núi lửa Agung thức giấc và cùng với đợt động đất kéo dài gần 2 tuần tại Bali và Lombok đã tạo ra sự hỗn loại không nhỏ đối với cuộc sống người dân Bali, đặc biệt là ngành du lịch. Ở phía tây của Agung là miệng núi lửa khổng lồ, rộng 10 km của khối núi Batur, với hình nón vành của Gunung Abang (2153 m) là độ cao cao nhất. Bên trong miệng núi lửa được lấp đầy bởi hình nón trẻ Gunung Batur (1717 m), hoạt động bốn lần trong thế kỷ 20, và bởi hồ miệng núi lửa Danau Batur, nơi là điểm du lịch nhiều người biết đến.
Tuy nhiên có một điều đặc biệt lạ lùng dù Bali thuộc Indonesia cùng nằm ở điểm giao giữa 2 mảng kiến tạo: Mảng Thái Bình Dương và Mảng Ấn – Úc và ảnh hưởng từ sự va chạm giữa hai mảng kiến tạo này dưới đáy biển có thể tạo “thảm họa kép” động đất và sóng thần, cùng với việc nằm ở Vành đai lửa Thái Bình Dương nên nơi đây có khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng núi lửa phun trào nhưng Bali dường như chưa từng một thảm họa thực sự nghiêm trọng nào trong suốt quá trình lịch sữ. Đó chắc cũng là lời giải thích tại sao người dân hay gọi Bali là “hòn đảo của các vị thần”.
Lịch sử & địa lý đảo Bali
Bali là một tỉnh đảo của tỉnh Nusa Tenggara Barat khi Indonesia được thành lập vào năm 1945.
Kể từ 14/8/ 1959, đảo Bali là một trong 34 tỉnh của nước cộng hoà Indonesia cùng với các đảo lân cận. Tất cả các khu vực tỉnh của Indonesia đều do một thống đốc quản lý, người báo cáo trực tiếp với Tổng thống.
Thống đốc Bali, I Wayan Koster kể từ năm 2018, có trụ sở tại thủ đô Denpasar. Tỉnh Bali (từ năm 1992) được chia thành tám kabupaten (quận chính quyền) và một kota (quận nội thành Denpasar), có bupati (hội đồng quận) hoặc walikota (thị trưởng) báo cáo cho thống đốc. Các Kabupaten này được chia thành 57 Kecamatan (quận). Số lượng desa (làng) không thay đổi kể từ năm 2011 và là 716. Mỗi desa được cai trị bởi một kepala desa (trưởng làng). Các làng lần lượt được chia thành các banjars ( tổ ), được quản lý bởi một klian.
Như vậy về hành chính Indo rất giống Việt Nam với thành phố, quận và phường, thị trấn. Điểm khác biệt là trong việc bảo đảm an ninh trật tự thì công an chỉ đóng vai trò cảnh sát giao thông và hành chính. Trong thực tế toàn bộ an ninh trật tự trong khu vực đều do Pencalang (dân phòng) làng đảm nhận. Pencalang có nguồn thu từ nhà nước và nguồn thu riêng ví dụ giữ xe, dẹp đường, thanh tra xây dựng, bảo vệ các mô hình kinh doanh. Pencalang tuỳ mỗi làng có đồng phục truyền thống riêng.
Rất nhiều làng ở Bali có lịch sử hàng trăm năm và là gốc rể văn hoá của hòn đảo này. Mỗi làng đều có tập tục, tên họ, truyền thống, ngày cúng lễ riêng nên khi bạn đi dọc hòn đảo, bạn sẽ gặp ít nhất một lễ hội nào đó được tổ chức. Người Bali thờ núi nên hầu như các làng truyền thống đều nằm phía đông gần khu vực hồ Batur. Những làng này được mang danh hiệu Bali Aga (Bali truyền thống), các làng mới nằm dọc bờ biển, các khu vực định cư trong quá trình phát triển đô thị. Người sống trong làng luôn có định hướng tôn giáo rõ ràng như làng Hồi Giáo, làng Tin Lành…., ví dụ khu vực nơi gia đình mình đang sống là khu vực người Công Giáo sinh sống.
Tôn giáo tại đảo Bali
Tôn giáo hồi giáo chiếm 1 số lượng tín đồ lớn nhất Châu Á nói chung và Indonesia nói riêng. Tuy nhiên tại tôn giáo đảo Indonesia thì lại khác, cộng đồng đạo Hindu rất mạnh và chiếm số đông trên đảo, sau đó mới đến đạo hồi… Bằng chứng là trên đảo có rất nhiều tượng thần đạo Hindu