Yaksha (Dạ xoa) – Vị thần huyền thoại trong truyền thuyết Ấn Độ

Trong văn hóa Ân Độ, yaksha (cũng được viết là yakkha) được xem là thần bảo vệ khổng lồ có nguồn gốc từ truyền thuyết Ấn Độ cổ đại. Yaksha thường được mô tả là những linh vật có sức mạnh siêu nhiên và thường sống trong rừng, đồng, ao rừng và các vùng đất hoang dã.

Yaksha trong văn hóa Thái Lan

Yaksha (𝑫𝒂̣ 𝑿𝒐𝒂) - Vị thần huyền thoại trong truyền thuyết Ấn Độ

Nếu bạn đã từng đi qua sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, có lẽ bạn đã nhìn thấy một tượng to lớn với răng nanh, khuôn mặt tô xanh và đôi mắt to lồi. Đây được gọi là tượng Yaksha. Yaksha là một nhân vật được nhắc đến trong thần thoại Phật giáo và có vai trò là những chiến binh hộ mệnh xua đuổi tà ma. Bạn cũng có thể thấy những tượng Yaksha ở một số ngôi chùa ở Thái Lan.

Trong tiếng Thái, từ “yak” (khổng lồ) được sử dụng để chỉ số lượng lớn. Trẻ em Thái Lan được dạy từ nhỏ rằng chữ cái “ย” (yau) trong bảng chữ cái tiếng Thái tương ứng với từ “yak”. Yaksha (tiếng Thái là ยักษ์) là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật và kiến trúc đền thờ ở Thái Lan. Chúng thường xuất hiện như những người gác cổng trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp đất nước Thái từ thế kỷ 14.

Yaksha trong văn hóa Ấn Độ

Trong văn bản Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo, yaksha có hai nhân cách. Một mặt, yaksha có thể là những nàng tiên tự nhiên hiền hòa, liên quan đến rừng và núi. Tuy nhiên, cũng có một phiên bản tối hơn của yaksha, đó là loại ma ám ảnh (bhuta) trong vùng đất hoang dã.

Yaksha trong văn hóa Khmer

Trong văn hóa Khmer tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhân vật này được gọi là “yeak” (hay còn gọi là “chằn” trong tiếng Việt), và thường được đặt trước cổng chùa hoặc xung quanh chánh điện.

Hình tượng Chằn mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Trong văn học và truyền thuyết cổ tích Khmer, hình tượng Chằn thường tượng trưng cho cái xấu, cái ác và nhân vật phản diện, gây ra nghịch cảnh và đau khổ cho nhiều người. Tuy nhiên, trong các lễ nghi và tín ngưỡng dân gian, người Khmer đã tìm cách dung hòa tín ngưỡng liên quan đến Chằn và Phật giáo. Đồng bào Khmer sử dụng hình ảnh Chằn để biểu hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón nhận sự an lành và may mắn trong cuộc sống. Chằn xuất hiện như một vị thần bảo vệ người dân và bảo vệ chùa, mang ý nghĩa rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, và chính nghĩa sẽ thắng trước sự tàn bạo. Tượng Chằn được coi là một biểu tượng bảo vệ chánh điện và bình an cho dân lành.

Chằn được mô phỏng với một vương miện bẹt, áo giáp sát thân kiểu trụ của các võ tướng. Trên ngực áo có nhiều lớp cổ tròn phủ, vai có hai “cánh” cong vểnh. Chằn mang một chiếc xà rông bó chặt vào ống chân, mối ra phía sau và che kín bụng cùng đùi, mở ra như một chiếc váy. Hai tay của Chằn được khuỳnh ra đặt phía trên thắt lưng, nắm chặt chuôi chiếc chày vồ chống thẳng từ trên rốn xuống giữa hai gót chân. Tượng Chằn thường được đặt ở cổng, sân hoặc xung quanh chánh điện của chùa Khmer như một biện pháp bảo vệ, hộ pháp và canh gác. Một số chùa lớn còn điêu khắc hình tượng Chằn trên diềm mái, trên cửa, và trên ghế thuyết pháp của các sư… Nghệ thuật tạo hình chùa Khmer chủ yếu lấy đề tài từ thần thoại Bà La Môn và Phật thoại Theravada.

Yaksha trong văn hóa Bali và Java ở Indonesia

Trong văn hóa Bali và Java ở Indonesia, hình tượng này được gọi là Dvarapala, có nguồn gốc từ văn hoá thờ các vị thần thành hoàng của địa phương. Những tượng Dvarapala này thường được đặt bên ngoài các ngôi đền Phật giáo hoặc Hindu giáo. Một Dvarapala thường được miêu tả như một người bảo vệ đáng sợ, nhưng ở cổng của các ngôi chùa Phật giáo ở Sri Lanka, các Dvarapala thường thể hiện những đặc điểm của con người bình thường.

Hình tượng Chằn/Yeak/Yaksha/Dvarapala trong các tác phẩm điêu khắc chủ yếu mang tính chất đạo đức, nhân văn và giáo dục nhân cách. Chúng đóng vai trò như những bài học truyền đạt giá trị đạo đức, gợi nhắc đến sự tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, và khuyến khích con người tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong cuộc sống hàng ngày.