Thành phố Nha Trang có địa thế tuyệt vời: lưng dựa núi, mặt hướng ra biển và thành phố thì có nhiều hòn đảo nhỏ che chắn gió bão. Không những vậy, thiên nhiên còn tặng cho vùng đất này tài nguyên “Rừng Trầm Biển Yến”
Vùng đất Nha Trang có lịch sử khá thú vị, xem thêm: Lịch sử Champa thời kỳ cuối
Lịch sử hình thành thành phố Nha Trang
Từ năm 1653 mảnh đất thân thương này thuộc về cai trị chúa Nguyễn, cho đến năm 1693 vương triều Chăm sụp đổ, và chúa Nguyễn chiếm mảnh đất cuối cùng của Chiêm Thành, khi đó Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Mãi đến đầu thế kỷ XX, Nha Trang đã thay đổi chuyển mình thành phố biển nổi tiếng khi toàn quyền đông dương Pháp quan tâm đến vùng đất này
Ngày 30/8/1924 Nha Trang trở thành một thị trấn (Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải)
Ngày 7/5/1937 Nha Trang được nâng lên thị xã. Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ
Ngày 27/1/1958, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 22/10/1970, lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái
Ngày 2/4/1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.
Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang
Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Bắt đầu hành trình 10 năm thay đổi
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 106/1999/QĐ-TTG công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại II
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Khánh Hòa cho đến ngày nay
Tên gọi Nha Trang
Có nguồn gốc từ tiếng Chăm “Ya Trang” hay “Ea Trang”, có nghĩa là “sông Lau”, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau
Các địa điểm du lịch thành phố Nha Trang hấp dẫn
Vịnh Nha Trang được biết đến với hệ thống các đảo lớn nhỏ, là một trong những điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến với Nha Trang. Vịnh Nha Trang, với diện tích trên 500 km2, có 19 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác xa, gần tạo nên cảnh quan vừa kỳ vĩ, vừa thơ mộng.
Hòn chồng Nha Trang
Dưới bàn tay kì diệu của tạo hoá, những khối đá cao lớn với nhiều hình dạng khác nhau cứ chồng lên nhau, chúng không hề có chất kết dính gì, nhưng chúng chênh vênh trường tồn qua năm tháng giữa thiên nhiên đất trời mặc sóng biển hay mưa bão cũng chẳng thể nào lung lay được chúng.
Tương truyền, nơi đây thường có các nàng tiên xuống đây tắm, có 1 hôm có chàng khổng lồ đi ngang đây, lạ vào cảnh bồng lai này mà say đấm, rình mò, 1 tay bám vào đá… nên sau này có 1 vết tích bàn tay khổng lồ tại đây.
Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XIII dưới vương triều Panduranga thuộc vương quốc cổ Chămpa. Xưa kia, nơi đây là một trong những trung tâm tôn giáo của Vương quốc Chăm Pa, thờ nữ thần Ponagar – Người Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm và cũng là Thiên Y Thánh Mẫu của cộng đồng dân cư trong khu vực. Huyền thoại kể về Nữ thần Ponagar – Thiên Y A Na chính là sự giao thoa và tiếp biến giữa văn hóa Chăm và văn hóa Ấn Độ. Bên cạnh đó, đây cũng chính là sự Việt hóa và sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu trong tâm thức của người Việt mang theo đến vùng đất mới.
Huyền thoại kể về Nữ thần Ponagar: Thuở xưa ở núi Dưa có 2 vợ chồng tiều phu nghèo khổ, nhưng không có con. Một hôm vào rừng ăn quả dưa sau đó về sinh ra 1 nàng công chúa. Cô gái lớn lên rất đam mê xếp thành oách (xây dựng lâu đài trên cát). Dần theo thời gian trôi, bà lớn thành một cô gái khỏe mạnh, với bản năng thiên phú bà hướng dẫn cho người dân địa phương làm ruộng, săn bắn, đánh bắt cá… Tương truyền bà có rất nhiều chồng và sinh ra nhiều đứa con khỏe mạnh – chính vì thế ngôn từ bà mẹ xứ sở ra đời từ đó
Đây là di tích lịch sử độc đáo, công trình tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của dân tộc Chăm, đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia vào năm 1979, khu đền tháp chia làm 3 tằng:
Tầng 1 – Tháp cổng vào tham quan
Tầng 2 – Sảnh tiền đình (Mandapa), cao khoảng 10m
Tổng thể kiến trúc đều xây bằng gạch nung gồm 4 hàng cột lớn, gồm 22 trụ hình bát giác, có chiều cao khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, đây là khu vực chuẩn bị hành lễ trước khi vào các tháp hành lễ
Tầng 3 – Gồm 4 tháp
Tháp Đông Bắc (thờ nữ thần Ponagar), tháp Nam, tháp Đông Nam và tháp Tây Bắc. Đây được xem là không gian chính để tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội của đồng bào Chăm xưa kia. Toàn bộ quần thể tháp là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc bằng chất liệu gạch nung, là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa kiến trúc và điêu khắc, thể hiện những giá trị đặc trưng của văn hóa Chămpa
Hiện nay, đã trải qua nhiều thế kỷ, chịu nhiều sự tàn phá của tự nhiên và chiến tranh, nhưng kiến trúc di tích Tháp Bà còn giữ lại được những công trình tương đối hoàn chỉnh so với các đền tháp Chămpa còn lại trên đất nước Việt Nam
Tháp Chăm ngày nay đã được trùng tu khá đẹp, vào những ngày cuối tuần lễ tết, có biểu diễn múa chăm sân sau của tháp, những điệu múa truyền thống của Chăm tăng thêm phần hấp dẫn câu chuyện Thiên Y A Na
Nhà Thờ Đá Nha Trang
Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang);
Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá); Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông); nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ). nhà thờ đá Nha Trang Nhà thờ toạ lạc trên đỉnh đồi Hoàng Lân, đầu đường Nguyễn Trãi giao với đường Thái Nguyên (Ngã 6) được cha sứ Louis Vallet khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi Bông, với độ cao 12m, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 trái mìn.
Lịch sử hình thành Nhà Thờ Đá Nha Trang:
Vào khoảng năm 1885, Nha Trang chỉ gồm vài xóm chài rải rác ở cửa sông Cái và ven bờ biển. Giáo dân lúc ấy khoảng dăm ba trăm người sống tập trung ở Giáo Xứ Chợ Mới (Ngọc Hội).
Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đô hộ tại Nha Trang, tạo điều kiện cho hai công trình nghiên cứu khoa học quan trọng được xây dựng đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học (1923).
Dân chài tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sóc sức khoẻ. nhà thờ đá Nha Trang Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (nay là Toà Giám Mục Nha Trang, 22 Trần Phú), trực thuộc Giáo xứ Chợ Mới. Với tấm lòng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet (1869-1945) đang coi sóc giáo dân Chợ Mới đã nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, và điều đầu tiên phải làm đó là xây dựng một ngôi Nhà thờ khang trang.
Kiến Trúc Gothic đẹp lung linh không khác gì nhà thờ Châu Âu Nhìn tổng thể, nhà thờ có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất nhà thờ là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những người quá cố được ghép vào tường đá. Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố.
Phía trong nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực cung thánh và khu phía sau cung thánh rất thanh tịnh, trang nghiêm. nhà thờ đá Nha Trang Nhà thờ đá quay về phía Bắc, muốn lên đến nơi có 2 hướng:
- Hướng 1: nếu bạn đi từ đường Thái Nguyên bạn cần trải qua 53 bậc tam cấp, qua cổng rồi đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức.
- Hướng 2: bạn theo con đường lát đá chẻ, ngay cạnh ngã 6 bạn vòng lên phía sau để lên tới sân nhà thờ cao khoảng 8m so với mặt đường.
Tháp chuông phù phép Bước đến nhà thờ bạn sẽ thấy được kiến trúc chia làm 3 phần rõ rệt: phần trên cùng gồm hành lang và hai tháp chuông, phần giữa là những ô cửa kính đầy màu sắc, trên cửa được tô điểm những bông hoa hồng. Tầng giữa cũng là nơi diễn ra nghi lễ Công Giáo của các tín dân. Và tầng cuối cùng là cửa. Điểm ấn tượng của nhà thờ đó là 2 chuông bằng đồng được treo trên tháp chuông. Được chế tạo và cung tấp trực tiếp từ hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond. Vào tháng 2/1933, vua Bảo Đại trong một chuyến kinh lý đã đến thăm công trình đang dần hoàn thiện này. Lúc này, chuông chỉ đang được treo tạm trên tháp bằng gỗ. Ngày 29/7/1934 Chuông đầu tiên có âm vực mi giáng được hành pháp và làm phép. Đến năm 1939, bộ chuông còn lại có âm vực đô và la mới được hành pháp và làm phép.
Bên cạnh đó trên tháp chuông có gắn chiếc đồng hồ to, có 4 mặt quay ra 4 hướng. Người Nha Trang đôi lúc cũng không cần đến đồng hồ cá nhân vì mỗi lần muốn biết thời gian có thể nhìn lên đồng hồ tại Nhà Thờ Núi.
Khu Thánh đường uy nghiêm, độc lạ Điều tự hào nhất ở nhà thờ Đá đó chính là khu thánh đường cực độc mang phong cách gothic do những bàn tay tài hoa của thợ xây dựng.
Thánh đường rất rộng lớn và rất nhiều ánh sáng được kết hợp với các vòm cuốn cong, hướng thẳng lên trời, kiểu dạng như hình mũi tên rất hài hòa và đẹp mắt. Trên các bức tường được mô phỏng bởi các bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa.
Nhà thờ đá Nha Trang một điểm cộng tuyệt đối với kết hợp gram màu, ánh sáng bao phủ cả Thánh Đường. Ánh sáng từ 2 hướng Đông Tây được thiết kế tận dụng tối đa. Sử dụng các gram màu xanh, đỏ, cửa hoa hồng. Ánh sáng khi chiếu vào sẽ tạo nên không gian bên trong thánh đường đủ màu sắc, thể hiện sự uy nghi, huyền bí mang tính độc đáo rất cao.
Tuy nhà thờ đã trên 90 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà nói chung ra bổ sung vào danh sách điểm tham quan hấp dẫn tại Nha Trang nói riêng
Các đảo nhỏ trong vịnh Nha Trang
Đảo Hòn Tằm, Hòn Miễu, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Một : Đây là những hòn đảo không chỉ có những cảnh đẹp trên bờ mà còn có những cảnh đẹp dưới nước. Những hòn đảo này cũng là nơi cư trú và làm tổ của loài chim yến, tổ của loài chim Yến là một đặc sản nổi tiếng của Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung, rất bổ dưỡng cho sức khỏe, có giá trị kinh tế rất cao. Yến Sào Nha Trang, Khánh Hòa là một món quà vô cùng ý nghĩa, rất được du khách ưu chuộng.
Đảo Hòn Tre
Là đảo lớn nhất so với các đảo lân cận, đảo Hòn Tre rộng 36 km2 nằm che chắn phía đông nên vịnh Nha Trang kín gió và êm sóng. Trên đảo có những bãi tắm đẹp như Bãi Trũ, Bãi Tre. Đảo Hòn tre cách đất liền hơn 3km, có chiều dài hơn 10km, chiều ngang chỗ rộng nhất khoảng 6km, nhìn xa như một con cá sấu khổng lồ đang trườn giữa hồ nước mênh mông, xanh thẳm. Những năm gần đây hòn đảo này nổi lên như một điểm sáng cho du lịch biển, đảo của Nha Trang, với sự ra đời của Khu du lịch sinh thái Hòn Ngọc Việt (Vinpearl Resort and Spa), đẳng cấp 5 sao, được khai trương vào cuối năm 2003, sau khi ra đời khu du lịch này sớm nổi tiếng với nhiều vẻ đẹp hấp dẫn của nó.
Đảo Hòn Mun
Là nơi thiết lập khu bảo tồn biển đầu tiên ở Việt Nam có những rạn san hô với một quần thể sinh vật biển còn nguyên sơ, gần như độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà còn của cả Đông Nam Á.