Tháp Bánh Ít Quy Nhơn là một nhóm tháp đại diện cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.
Kết hợp hài hòa hai vẻ đẹp của hai xu thế: nhịp nhàng, trang nhã và khỏe khoắn, hoành tráng của kiến trúc Champa. Carina.
Đây là quần thể tháp có số lượng nhiều nhất gồm 4 tháp: Đền thờ chính (Kalan), tháp Cổng (Gopura), tháp Lửa (Kosagrha), tháp Bia (Posah).
Căn cứ những dấu tích còn lại cho thấy số lượng công trình kiến trúc ở đây vốn còn nhiều hơn, tạo nên một trung tâm tôn giáo hoàn chỉnh gồm nhiều loại hình kiến trúc, đảm nhiệm vai trò, công năng khác nhau.
Nơi đây xưa là trung tâm của ba thành cổ Champa vương triều Vijaya: thành Thị Nại, thành Cha và thành Đồ Bàn, với hoạt động kinh tế (gốm cổ Vijaya) và trung tâm thương mại (cảng Thị Nại).
Tháp Bánh ít là quần thể kiến trúc độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao và được xem là kiệt tác trong nghệ thuật kiến trúc Champa.